Mức sống tăng lên, con người ngày càng quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe. Các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế công và tư nhân ra đời nhiều phục vụ việc thăm khám chữa bệnh của con người. Cùng với đó, nhu cầu về mua sắm trang thiết bị y tế cũng tăng lên. Đây là cơ hội kinh doanh tuyệt vời bên cạnh sản phẩm dược liệu mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn cũng đang có dự định kinh doanh trang thiết bị y tế nhưng chưa biết làm như thế nào, hãy tham khảo bài viết sau đây của Healthy Palm Pilot.
Có nên kinh doanh trang thiết bị y tế không?
So với kinh doanh thuốc men, kinh doanh thiết bị y tế đối tượng khách hàng của bạn sẽ rộng hơn. Ngoài bán lẻ cho người dùng, bạn có đối tượng khách hàng tiềm năng lớn hơn là các bệnh viện, phòng khám. Bạn đầu tư nhiều hơn, đồng thời lợi nhuận kinh doanh cũng cao hơn.
Khảo sát một cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế quy mô nhỏ tại quận Ba Đình (Hà Nội), mỗi ngày chủ cửa hàng thu về lợi nhuận khoảng 2.5tr đồng/ngày. Những ngày bán hàng không hiệu quả thì lợi nhuận cũng không dưới 1.6 triệu đồng/ngày. Với những cửa hàng quy mô lớn thì số lượng hàng bán và lợi nhuận thu về cao hơn gấp nhiều lần so với cửa hàng này. Đặc biệt là khi chủ kinh doanh có chiến lược kinh doanh và phát triển thị trường online bài bản.
Kinh doanh trang thiết bị y tế thực sự đang là một ngành nghề làm giàu tiềm năng và đầy cơ hội. Nếu bạn đang tìm hiểu mặt hàng này, hãy thử ngay nhé. Trường hợp bạn lo ngại về điều kiện thủ tục và khó khăn khi kinh doanh? Vậy hãy tiếp tục theo dõi các nội dung bên dưới để được định hướng chi tiết.
Điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế bạn cần biết
Trước khi bắt tay vào kinh doanh, bạn cần phải nắm rõ về các quy định mới về điều kiện đối với kinh doanh trang thiết bị y tế. Theo Nghị định 36/20016/NĐ – CP và Nghị định 169/2018/NĐ – CP sửa đổi Nghị định 36 về quản lý trang thiết bị y tế:
Điều kiện về lưu hành trang thiết bị y tế (Điều 17)
- Có số lưu hành hoặc được cấp phép nhập khẩu theo quy định (trừ khí y tế);
- Có nhãn gốc hoặc có kèm nhãn phụ với đầy đủ thông tin theo quy định;
- Có tài liệu kỹ thuật về phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị y tế (trừ trường hợp sản phẩm dùng một lần);
- Có thông tin về cơ sở bảo hành, thời gian, điều kiện bảo hành (trừ trường hợp sản phẩm sử dụng một lần hoặc có giấy tờ chứng minh không có chế độ bảo hành);
(Với các sản phẩm mới, chưa được lưu hành, bạn cần tham khảo Điều 18, 19 và Điều 21 của Nghị định 36 & 196 để tìm hiểu điều kiện cấp chứng nhận và các trang thiết bị y tế được miễn đăng ký.)
Điều kiện của cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế loại B, C, D (Điều 37)
- Có ít nhất 1 nhân viên kỹ thuật trình độ từ cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật, y dược trở lên.
- Có phương tiện vận chuyển phù hợp loại trang thiết bị y tế. Kho bảo quản đáp ứng tiêu chuẩn diện tích, thoáng mát, không gần khu ô nhiễm và đảm bảo các yêu cầu về bảo quản.
- Với cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất cần phải có người phụ trách trình độ chuyên môn đại học các ngành liên quan; kho bảo quản & hệ thống theo dõi quản lý theo quy định.
Xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế (Điều 41)
- Khuyến khích nhập trong nước.
- Có số lưu hành đáp ứng điều kiện: là chủ sở hữu số lưu hành hoặc có giấy ủy quyền; có kho và phương tiện đáp ứng yêu cầu; thực hiện tốt trình tự, thủ tục xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế theo quy định về hải quản.
Điều kiện thực hiện dịch vụ tư vấn kỹ thuật trang thiết bị y tế (Điều 47)
- Người lập danh mục, xây dựng cấu hình, tính năng kỹ thuật trang thiết bị y tế phải được được cấp chứng nhận qua đào tạo tư vấn kỹ thuật trang thiết bị.
- Cá nhân thực hiện tư vấn kỹ thuật trang thiết bị y tế cần: có trình độ từ đại học chuyên ngành kỹ thuật (hoặc y dược) trở lên; thời gian công tác trực tiếp tại cơ sở trang thiết bị y tế từ 5 năm trở lên; được cơ sở đào tạo kiểm tra, công nhận đủ khả năng theo chương trình đào tạo Bộ Y tế ban hành.
- Người tư vấn chỉ tư vấn kỹ thuật trang thiết bị y tế khi được cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ kiện điều tư vấn theo quy định của Bộ Y tế.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các quy định liên quan tới lưu hành & kinh doanh trang thiết bị y tế để nắm rõ luật nhé.
Cách kinh doanh trang biết bị y tế hiệu quả
Có quá nhiều người nhận thấy tiềm năng của ngành và tất yếu sẽ xảy ra những cuộc cạnh tranh khốc liệt. Để thành công và có chỗ đứng trên thị trường kinh doanh trang thiết bị y tế, bạn cần có những kinh nghiệm về cách kinh doanh hiệu quả.
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục pháp lý liên quan
Thủ tục giấy tờ pháp lý chính là điều đầu tiên bạn cần phải hoàn thiện để việc kinh doanh thuận lợi hơn. Đặc biệt là đối với mặt hàng kinh doanh liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người như trang thiết bị y tế.
Hãy cập nhật những quy định mới nhất của chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế để biết các loại thiết bị nào bạn được kinh doanh. Hiện tại bạn có thể tham khảo Nghị định 36 và Nghị định sửa đổi 169. (Tham khảo điều 4, 13, 17, 37, 41 & 47)
Hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh (theo Điều 71 hoặc 21 – 22 – 23 theo Nghị định 18/2015/NĐ – CP). Khi có giấy phép kinh doanh, bạn hoàn thiện thủ tục công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế theo Điều 38 của Nghị định 36/2016 và tham khảo thêm tại Nghị định sửa đổi 169/2018.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị về hợp đồng kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ tư vấn kỹ thuật thiết bị y tế, giấy bảo hành,… càng đầy đủ, chi tiết càng tốt.
Nghiên cứu thị trường
Sau khi hoàn thiện thủ tục, giấy tờ pháp lý, bạn có thể bắt tay vào mở cửa hàng hoặc công ty kinh doanh rồi. Tuy nhiên, bạn hãy khảo sát thị trường ở khu vực bạn định mở cửa hàng trước.
Một số vấn đề bạn cần nghiên cứu ở giai đoạn này như: nhu cầu khách hàng, đối tượng khách hàng tiềm năng, đối thủ kinh doanh, thuận lợi & khó khăn,… Từ đó, bạn sẽ có những phương án thích hợp cho cửa tiệm của mình.
Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng
Là một mặt hàng đặc thù nên chất lượng luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Bởi vậy, bạn cần tìm kiếm một cách cẩn thận, chọn lọc nguồn hàng uy tín, chất lượng. Hãy nhập hàng từ các đại lý hoặc nhà sản xuất/thương hiệu lớn.
Hoặc bạn có thể nhập hàng máy móc, trang thiết bị y tế từ những xưởng uy tín, có giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng từ Trung Quốc về để kinh doanh.
Lựa chọn đơn vị vận chuyển về Việt Nam cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ nhập trang thiết bị y tế uy tín tiêu biểu như Công ty Cẩm Thạch Logistics, Võ Minh Thiên Logistics, Piget – nhập hàng quốc tế,… Cân nhắc lựa chọn sẽ giúp hàng hóa, trang thiết bị y tế không bị hư hỏng và đúng thủ tục,…
Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Có giấy phép kinh doanh, có nguồn hàng tốt rồi, bạn cần tìm kiếm địa chỉ đặt cửa hàng kinh doanh của mình. Hãy lựa chọn vị trí gần các đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn như bệnh viện, phòng khám, khu dân cư,… Đây chính là nơi cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh.
Bạn sẽ có 2 nguồn khách hàng chính là các bệnh viện, phòng khám và chính những người bệnh đến thăm khám ở đó. Ngoài ra, dân cư quanh khu vực cũng là một đối tượng khách hàng tiềm năng bạn cần khai thác.
Chuẩn bị vốn kinh doanh
Khảo sát thị trường chi tiết, kết hợp với nguồn hàng, vị trí mặt bằng thuê, bạn cơ bản đã xác định được nguồn vốn ban đầu để kinh doanh rồi.
Với một cửa hàng quy mô nhỏ, số vốn ban đầu tối thiểu bạn phải có là từ 1500 triệu đồng. Tuy nhiên, để có con số cụ thể, bạn hãy liệt kê chi tiết các chi phí kinh doanh ban đầu. Nó có thể bao gồm: hàng hóa & số lượng, chi phí mặt bằng & dịch vụ, chi phí khác & khoản dự trù phát sinh.
Có chiến lược truyền thông rõ ràng
Kế hoạch marketing là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định việc bạn có tiếp cận được nhiều khách hàng và phát triển được thương hiệu. Theo chia sẻ từ công ty Mona Media thì trong bối cảnh thị trường hiện tại, bạn cần kết hợp cả 2 mảng marketing online và offline cùng với đó là chiến lược bán hàng đa kênh để không bỏ qua bất kỳ cơ hội tiếp cận khách hàng nào.
Hãy tham khảo những những ý tưởng, cách làm của những chuyên gia đi trước để có kế hoạch phù hợp cho mô hình kinh doanh của bạn.
Có kiến thức chuyên môn để tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng
Chứng chỉ về trình độ chuyên môn thôi chưa đủ, bạn cần có kiến thức, kỹ năng thực tiễn tốt về lĩnh vực y tế để tư vấn & hỗ trợ khách hàng tốt kịp thời. Với nhân viên cửa hàng, bộ phận tư vấn của bạn cũng cần đòi hỏi cao về kiến thức & kỹ năng. Điều này sẽ giúp hệ thống cửa hàng bạn hoạt động tốt, tạo điểm cộng cao trong lòng khách hàng.
Trên đây là một số chia sẻ về cách kinh doanh trang thiết bị y tế từ ban đầu. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho quá trình mở cửa hàng/công ty và kinh doanh thành công.