COVID-19 đã gây nên một sự gián đoạn chưa từng có đối với tất cả các khía cạnh của nền công nghiệp chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh việc lo ngại bệnh viện, trung tâm Y tế trở thành nơi lây nhiễm bệnh COVID-19, người dân đã giảm sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thiết yếu dẫn đến nhiều hệ quả khác nhau. Mặc dù ngành công nghệ Y tế sức khỏe đã phát triển chậm trong quá khứ, nhưng cần phải đổi mới để đối phó với đại dịch. Hệ thống chăm sóc sức khỏe, cũng như các Công nghệ Y tế khác, đang ngày một phát triển để giải quyết cuộc khủng hoảng và tạo ra sự đốt phá trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trong tương lai. Hãy cùng Healthy Palmpilot tìm hiểu Công nghệ Y tế và những ứng dụng của nó trong việc cải tiến chăm sóc sức khỏe con người.
1. Công nghệ y tế là gì ?
Halthcare Technology được dịch là Công nghệ Y tế hay Công nghệ Y khoa, được tổ chức WHO (tổ chức Y tế thế giới) được định nghĩa là ứng dụng khoa học để phát triển các giải pháp cho các vấn đề sức khỏe hoặc các vấn đề cơ thể để ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh tật, thúc đẩy cơ thể cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Công nghệ y tế gồm những gì ?
eHeath – Ý tế điện tử
Y tế điện tử là một lĩnh vực thuộc công nghệ Y tế mới nổi trong sự giao thoa giữa tin học Y tế (tin học chăm sóc sức khỏe) và truyền thông Y tế, mọi thông tin và tình hình Y tế được cung cấp thông qua Internet và các công nghệ liên quan trên mọi khu vực và trên toàn thế giới bằng cách sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Y tế điện tử gồm 5 chiến lược: Đào tạo, nghiên cứu, giám sát y tế công cộng, thẽo dòi dịch bệnh và điều trị.
Digital Heath – Y tế kỹ thuật số
Từ các ứng dụng và phần mềm y tế di động hỗ trợ các quyết định lâm sàng mà bác sĩ đưa ra hàng ngày đến trí tuệ nhân tạo và máy học, công nghệ thông tin đã và đang thúc đẩy một cuộc cách mạng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Các công cụ y tế kỹ thuật số có tiềm năng to lớn để cải thiện khả năng chẩn đoán và điều trị chính xác bệnh tật của con người cũng như tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho từng cá nhân. Y tế kỹ thuật số sử dụng máy tính ,smartphone gắn cảm biến để chăm sóc sức khỏe và các mục đích sử dụng liên quan. Những công nghệ này trải rộng trên nhiều mục đích sử dụng, từ các ứng dụng về sức khỏe cho đến các phần mềm về Y tế
mHeath – Y tế di động
mHeath viết tắt của chữ Mobile Heath (Y tế di động) đề cập đến việc theo dõi Y tế và sức khỏe cộng đồng thông qua các phần mềm Y tế trong các thiết bị di động như điện thoại di động, máy tính bảng, đồng hồ thông minh. Trong lĩnh vực sức khỏe kỹ thuật số, mHealth bao gồm tất cả các ứng dụng của công nghệ viễn thông và đa phương tiện để cung cấp thông tin chăm sóc sức khỏe và sức khỏe.
Xem thêm :Top 8 Phần mềm theo dõi sức khỏe nổi bật trên Smartphone
Smart Heath – Y tế thông minh
Y tế thông minh hay chăm sóc sức khỏe thông minh tập hơp các cộng nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, máy học để có các công cụ chẩn đoán tốt hơn, điều trị tốt hơn cho bệnh nhân và các thiết bị hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người. Khái niệm chính về sức khỏe thông minh bao gồm các dịch vụ eHealth và mHealth, quản lý hồ sơ điện tử, dịch vụ nhà thông minh và các thiết bị y tế thông minh và được kết nối.
Telemedicine – Y tế từ xa
Hiểu đơn giản, Y tế từ xa cho phép người bệnh giao tiếp với bác sĩ bằng công nghệ, trái ngược với việc đến văn phòng bác sĩ hoặc bệnh viện. Với Y khoa từ xa, bạn có thể trao đổi, thảo luận về các triệu chứng, các vấn đề Y tế và hơn thế nữa với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong thời gian thực bằng video call và cổng thông tin trực tuyến. Sử dụng Y khoa từ xa, bạn có thể nhận được chẩn đoán, tìm hiểu các lựa chọn điều trị và nhận đơn thuốc. Trong những trường hợp cần thiết, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thậm chí có thể theo dõi các chỉ số từ các thiết bị y tế từ xa để theo dõi tình trạng của bạn. Ở Việt Nam cũng đã có nhiều đơn vị bệnh viện áp dụng công nghệ Y tế này cho việc kiểm tra sức khỏe bệnh nhân.
2. Công nghệ AI giúp chống lại COVID-19
Công nghệ AI (trí tuệ nhận tạo) đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại COVID-19, bao gồm các lĩnh vực dự đoán và phát hiện đại dịch, phát triển vắc-xin, sàng lọc nhiệt, nhận dạng khuôn mặt khi đeo khẩu trang và phân tích dữ liệu kết quả chụp CT.
Phát hiện đại dịch
BlueDot , là một sản phẩm trong ngành công nghệ Y tế áp dụng trí tuệ nhân tạo trong Y tế được phát triển bởi một công ty đến từ Toronto, Canada, là nhà tiên phong trong các hệ thống cảnh báo sớm để xác định đại dịch như COVID-19. Trang tin tức của BlueDot là trang web đầu tiên đưa tin dự đoán sự lây lan của COVID-19 trên toàn thế giới. Hệ thống của Bluedot quét hơn 100.000 nguồn phương tiện truyền thông trên toàn thế giới bằng hơn 65 ngôn ngữ khác nhau để xác định các đợt bùng phát nguy hiểm trong thời gian gần như thực tại. Để trả về kết quả dự đoán nguy cơ bệnh trở thành đại dịch.
Phần mềm này thu thập liệu từ các chuyến bay trên kháp thế giới để thống kê và phân tích đường đi của người bệnh, lịch trình di chuyển của mọi người khi dịch bệnh bùng phát. BlueDot đã dự đoán được xu hướng di chuyển người dân ở Trung Quốc sẽ đi đến Seoul, Bangkok và Đài Loan.
Nhiết kế hồng ngoại
Nhiệt kế hồng ngoại cho phép chúng ta kiểm tra được nhiệt độ mà không cần chạm vào cơ thể hay vật thể. Nguyên lý hoạt động dựa trên nhiệt lượng hồng ngoại trong cơ thể,vật thể tỏa ra. Áp dụng công nghệ AI có thể nhanh chóng phân tích dữ liệu thông qua nhiều người cùng một lúc để xác định những người có nhiệt độ cao. Điều này có thể giúp xác định các cá nhân có triệu chứng nhiễm bệnh.
Nhận diện khuôn mặt người đeo khẩu trang
Diễn biến phực tạp từ dịch COVID-19 đã khiến các công nghệ nhận dạng khuôn mặt trên các thiết bị smartphone, laptop trở nên vô dụng. Điều này vô tình tạo ra một bài toán nan giải cho các công ty và giới chính phủ đã và đang phụ thuộc vào nó.
Một công ty lĩnh vực công nghệ có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Đã đón đầu xu hướng công nghệ Y tế, việc áp dụng công nghệ AI trong việc nhận dạng khuôn mặt.Hệ thống này có thể xác định các cá nhân đeo khẩu trang với độ chính xác lên đến 95%..
Phân tích dữ liệu kết quả CT
Các nhà nghiên cứu trong ngành công nghệ Y tế tại bệnh viện Mount Sinai, Hoa Kỳ đã tận dụng thông tin lâm sàng của bệnh nhân, bao gồm kết quả xét nghiệm máu cho thấy bất kỳ bất thường nào về số lượng bạch cầu hoặc số lượng tế bào, cũng như tuổi, giới tính và các triệu chứng của họ. Họ tập trung vào chụp CT và xét nghiệm máu vì các bác sĩ ở Trung Quốc sử dụng cả hai phương pháp này để chẩn đoán bệnh nhân mắc COVID-19.
Sau đó, nhóm tích hợp dữ liệu từ những lần chụp CT đó với thông tin lâm sàng để phát triển một thuật toán trong công nghệ AI. Công cụ này bắt chước quy trình làm việc mà bác sĩ sử dụng để chẩn đoán COVID-19 và đưa ra dự đoán cuối cùng về chẩn đoán dương tính hoặc âm tính. Mô hình này cũng tạo ra xác suất riêng biệt về kết quả COVID-19 dựa trên sự kết hợp của kết quả chụp CT và dữ liệu lâm sàng.
3. Công nghệ IoMT ( Internet of Medical Things )
Nhiều thiết bị và phần mềm di động khác nhau đã đóng một vai trò quan trọng trong việc theo dõi và ngăn ngừa các căn bệnh mãn tính cho nhiều bệnh nhân của họ. bằng cách kết hợp phát triển IoT (Internet of Things) với các công nghệ Y tế từ xa và chăm sóc sức khỏe từ xa, Công nghệ IoMT (Internet of Medical Things) đã xuất hiện. Cách tiếp cận này bao gồm việc sử dụng một số thiết bị đeo tay, đeo được, bao gồm cả màn hình điện tâm đồ và điện tâm đồ. Các phép đo y tế thông thường khác cũng có thể được thực hiện từ xa, chẳng hạn như đo nhiệt độ da, mức đường huyết và đo huyết áp.
4. Sử dụng công nghệ VR/AR trong Công nghệ Y tế
Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) đều là những công nghệ quan trọng có tiềm năng lớn để nâng cao chất lượng thông tin hình ảnh từ xa trong đại dịch COVID-19. Từ việc theo dõi, thăm khám cho bệnh nhân đến việc giáo dục, giảng dạy sinh viên y khoa trong các bài mô phỏng thủ thuật, giải phẫu.
Theo Groove Technology nhờ áp dụng Công nghệ AR và VR trong ngành Công nghệ Y tế cho thấy hứa hẹn giúp các nạn nhân đột quỵ khắc phục tình trạng khiếm khuyết về vận động. Những bệnh nhân này sẽ được tái tạo vào một môi trường thực tế ảo để giúp lấy lại khả năng kiểm soát vận động. Các hoạt động mô phỏng có thể được đưa vào sử dụng để thu thập dữ liệu nhằm giúp các nhà trị liệu điều chỉnh và cải thiện kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân của họ.
5. Công nghệ AI trong Chăm sóc sức khỏe
Trí tuệ nhân tạo với khả năng xử lý thông tin và đưa ra kết quả tương tự như con người mở ra nhiều khả năng mới trong ngành Công nghệ Y tế. Việc này có cải thiện thời gian và tăng độ chính xác, hiệu quả của các chẩn đoán. Việc điều trị sớm có thể đạt được thông qua phân tích dựa trên AI có thể giúp các đơn vị chăm sóc sức khỏe tìm ra cách tiếp cận phù hợp cho một bệnh nhân nhất định. Thông qua các thuật toán học máy (Machine Learning), việc phát triển thuốc có thể được cải thiện bằng cách thúc đẩy việc tìm kiếm các tương tác sinh học và hóa học. Điều này sẽ giúp đưa các loại dược phẩm mới ra thị trường nhanh và hiệu quả hơn.