Việc xử lý hiệu quả nước thải từ các nhà máy công nghiệp đang trở thành ưu tiên hàng đầu đối với các chủ doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và vận hành cơ sở. Bên cạnh lợi ích bảo vệ môi trường, xử lý nước thải cũng góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trước khách hàng, nhân viên và cộng đồng nơi nhà máy tọa lạc. Dưới đây Healthy palmpilot xin chia sẻ các thông tin về quy trình xử lý nước thải chi tiết cho những ai quan tâm.
Xử lý nước thải được hiểu là gì?
Trước khi đi vào quy trình xử lý nước thải, hãy tìm hiểu rõ hơn về việc xử lý nước thải là gì? Xử lý nước thải là một quá trình để loại bỏ những chất gây ô nhiễm ra khỏi nguồn nước thải để bảo vệ sức khỏe của con người và môi trường. Quá trình này được thực hiện thông qua một loạt các phương pháp lý, hóa học và sinh học để loại bỏ chất rắn, chất hữu cơ và các chất gây ô nhiễm khác có trong nước thải.
Mục tiêu chính của xử lý nước thải:
- Bảo vệ sức khỏe con người bằng cách loại bỏ mầm bệnh và các chất độc hại có thể gây ra bệnh tật.
- Bảo vệ môi trường bằng cách ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm và đất.
- Tái sử dụng nước thải cho các mục đích không uống, chẳng hạn như tưới tiêu hoặc công nghiệp.
Xem thêm: Hệ thống HVAC là gì? Vai trò của HVAC trong nhà máy dược phẩm
Quy trình xử lý nước thải chi tiết nhất 2024
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt sẽ được chia thành các bước chi tiết như sau:
Bước 1: Xử lý Sơ bộ
- Loại bỏ các vật rắn lớn như rác, nhựa và vải hoặc cát và sỏi.
- Loại bỏ dầu mỡ và chất béo.
Bước 2: Xử lý Sinh học
- Sử dụng vi sinh vật nhằm mục đích để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải
- Các phương pháp phổ biến như bể sinh học hoạt tính, hệ thống lọc nhỏ giọt, ao xử lý….
Bước 3: Xử lý Bùn
- Tách bùn hoạt tính, hoặc vi sinh vật và các chất hữu cơ còn sót lại, khỏi nước thải.
- Làm dày bùn để giảm thể tích.
- Tiêu hủy bùn bằng cách ủ phân, đốt hoặc chôn lấp.
Bước 4: Xử lý Khuyếch tán
- Loại bỏ nitơ và phốt pho còn sót lại.
- Phương pháp phổ biến: Xử lý sinh học khử nitơ và lắng đọng bằng hóa chất để loại bỏ phốt pho.
Bước 5: Xử lý Sát khuẩn
- Tiêu diệt các vi sinh vật có hại còn lại
- Phương pháp phổ biến: Clor hóa, Ozon hóa, Tia cực tím (UV)
Bước 6: Xử lý Cao cấp
- Xử lý thêm để đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải cụ thể.
- Các phương pháp: Lọc màng, Trao đổi ion, Hấp phụ carbon hoạt tính.
Bước 7: Xả thải
- Nước thải đã qua xử lý được xả ra môi trường, thường là vào sông, hồ hoặc đại dương.
- Tiêu chuẩn xả thải được thiết lập để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Xem thêm: Review 5 Top Bếp Gas Mini Chất Lượng Giá Tốt, Được Nhiều Người Ưa Chuộng
Phương pháp xử lý nước thải phổ biến hiện nay
Dứoi đây là các phương pháp xử lý nước thải phổ biến được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống như: công nghệ AAO, MBR, MBBR,…
Sử dụng công nghệ AAO
Quy trình xử lý nước thải sử dụng công nghệ màng lọc sinh học gắn kết (AAO) được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy xử lý nước thải, bao gồm: xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải thủy sản, nước thải bệnh viện, thực phẩm.
Ưu điểm của công nghệ AAO:
- Mức độ tự động hóa cao, chi phí vận hành thấp.
- Tính di động cao, dễ dàng di dời khi cần.
- Khả năng mở rộng quy mô và công suất bằng cách lắp thêm các mô-đun xử lý.
- Hiệu quả xử lý tải lượng ô nhiễm hữu cơ cao, giảm thiểu lượng bùn thải.
Tuy nhiên, công nghệ này cũng có một số nhược điểm về thời gian khởi động hệ thống lâu do bể sinh học kỵ khí cần thời gian hình thành màng sinh học.
Xem thêm: Hút Pod Có Hại Không? Hút Pod Có Bị Nghiện Không?
Sử dụng công nghệ MBR
Quy trình xử lý nước thải công nghiệp MBR kết hợp một màng lọc được đặt chìm trong bể sinh học hiếu khí. Quá trình xử lý nước thải diễn ra trong bể lọc MBR tương tự như bể sinh học hiếu khí thông thường, nhưng không yêu cầu bể khử trùng hoặc bể lắng sinh học.
Ưu điểm:
- Tối ưu hóa hoạt động sinh học.
- Loại bỏ hiệu quả các vi sinh vật cực nhỏ (ví dụ: Colifprm, E-Coli), đảm bảo chất lượng nước đầu ra an toàn và không gây bệnh.
- Kích thước hệ thống lọc nhỏ gọn hơn so với công nghệ truyền thống.
- Dễ dàng tự động hóa quá trình điều khiển.
Nhược điểm:
- Có khả năng bị tắc nghẽn, gây gián đoạn quá trình xử lý và tốn chi phí vận hành.
- Chi phí đầu tư ban đầu cho màng lọc cao.
- Không phù hợp với nước thải có màu cao hoặc chứa nhiều hóa chất.
- Yêu cầu vệ sinh màng định kỳ và đúng cách để tránh tắc nghẽn.
- Sử dụng hóa chất để vệ sinh màng có thể làm tăng thêm chi phí.
Xem thêm: Review Top 5 Tinh Dầu 0ni Vị Ngon Được Nhiều Người Ưa Thích Nhất 2023
Sử dụng công nghệ màng MBBR
Quy trình xử lý nước thải MBBR sử dụng vi sinh vật bám trên giá thể để phân hủy các chất hữu cơ. Công nghệ này phù hợp với xử lý nước thải hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học.
Ưu điểm:
- Khả năng chịu tải trọng hữu cơ cao: 2000-10000gBOD/m³ngày, 2000-15000gCOD/m³ngày.
- Hiệu suất xử lý BOD có thể lên đến 90%.
- Loại bỏ được nitơ trong nước thải.
- Tiết kiệm diện tích xây dựng và lắp đặt.
Bên cạnh đó, công nghê này đòi hỏi người vận hành có kinh nghiệm, có thể xảy ra tình trạng nổi bùn trong hệ thống MBBR do màng sinh học bị tắc, làm giảm hiệu quả lắng.
Sử dụng công nghệ SBR
Xử lý nước thải áp dụng phương pháp sinh học, sử dụng quy trình xử lý phản ứng tuần hoàn liên tục. Ưu điểm công nghệ này bao gồm:
- Thiết kế khá đơn giản cùng độ bền cao hơn.
- Giảm nhu cầu lao động thủ công và cải thiện tính dễ vận hành.
- Khả năng mở rộng dễ dàng bằng cách lắp đặt từng phần.
- Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao, có khả năng loại bỏ hiệu quả phốt pho và nitơ.
Mặt hạn chế của công nghệ SBR là lập trình hệ thống điều khiển tự động có thể phức tạp, đòi hỏi người vận hành trình độ cao và hệ thống cung cấp khí dễ bị tắc nghẽn do bùn.
Sử dụng công nghệ UASB
Quy trình xử lý nước thải hiện nay sử dụng công nghệ xử lý nước thải UASB (lò phản ứng sinh học yếm khí dòng chảy hướng lên) là một hệ thống xử lý nước thải yếm khí sử dụng các vi khuẩn tạo metan để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải.
Ưu điểm:
- Hiệu suất xử lý cao đối với tải trọng hữu cơ cao (COD).
- Tạo ra khí metan, có thể được sử dụng làm nhiên liệu hoặc để phát điện.
- Chi phí vận hành thấp.
- Ít cần bảo dưỡng.
Nhược điểm:
- Có thể nhạy cảm với sự thay đổi tải trọng.
- Có thể tạo ra mùi hôi.
- Cần thời gian khởi động lâu.
Tóm lại, công nghệ UASB được sử dụng rộng rãi để xử lý nước thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải từ các ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống và giấy.
Dịch vụ xử lý nước thải uy tín nhất tại Polygreen
Nếu bạn đang tìm đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ xử lý nước thải thì có thể tham khảo dịch vụ từ công ty tư vấn môi trường Polygreen. Polygreen cung cấp dịch vụ xử lý nước thải tiên tiến, được thiết kế để mang lại giải pháp toàn diện và bền vững cho nhu cầu xử lý nước thải của các hộ gia đình, doanh nghiệp và cộng đồng.
Họ tận dụng công nghệ tiên tiến, quy trình vận hành hiệu quả và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm để đảm bảo nước thải được xử lý đúng cách, đáp ứng các tiêu chuẩn quy định về môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Với cam kết về phát triển bền vững, Polygreen sử dụng các giải pháp sinh thái, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác động đến môi trường, mang đến những dịch vụ xử lý nước thải vừa hiệu quả vừa thân thiện với môi trường.
Vậy nên nếu như bạn đang muốn tìm hiểu giấy phép môi trường cấp huyện. Hoặc tìm đơn vị chuyên cung cấp lắp đăt Modul xử lý nước thải và dịch vụ xử lý nước thải uy tín và an toàn thì liên hệ ngay với Polygreen qua thông tin dưới đây.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 860/13B Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Phú, Q. 7, TP. HCM.
- Số điện thoại: 028 3773 2377 – 0919.086 459 – 0917.630 283
- Website: https://dichvumoitruong.vn/
Trên đây là toàn bộ thông tin về quy trình xử lý nước thải trong cuộc sống hiện nay. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về quá trình này cũng như biết được tầm quan trọng của việc xử lý nước thải.